Bệnh mạch vành 3 nhánh là gì và đâu là nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả cho người bệnh? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh mạch vành 3 nhánh là hiện tượng cả 3 nhánh của động mạch vành đều bị tắc hẹp, khiến cơ tim yếu và bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Bệnh nhân có nguy cơ rất cao suy tim và thiếu máu cơ tim cấp tính. Chính vì thế, hiểu rõ về nguyên nhân và các dấu hiệu đặc trưng của bệnh mạch vành 3 nhánh sẽ giúp kịp thời phát hiện và có phác đồ điều trị hiệu quả giảm thiểu được tối đa tỷ lệ tử vong và ngăn ngừa các biến chứng hậu trị liệu.
Bệnh 3 nhánh mạch vành là bệnh gì?
Trong cơ thể chúng ta, động mạch vành là hệ thống duy nhất cung cấp máu chứa oxy và dưỡng chất chính để nuôi cơ tim gồm 3 nhánh:
- Nhánh 1: Động mạch vành phải
- Nhánh 2: Động mạch vành liên thất trước
- Nhánh 3: Động mạch vành mũ
Bệnh mạch vành 3 nhánh chỉ xảy ra khi cả 3 nhánh của động mạch vành đều bị tắc hẹp, làm nguồn máu đến nuôi cơ tim bị giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chức năng của cơ tim.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh mạch vành 3 nhánh
Bệnh sẽ xuất hiện khi các nhánh động mạch vành bị tắc do các mảng xơ vữa hình thành và bám chặt vào lòng mạch. Các mảng xơ vữa này có thành phần chính là cholesterol – nguyên nhân chính khiến lòng mạch hẹp hơn, đồng thời cũng làm dày và cứng thành mạch, khiến máu khó lưu thông trong lòng mạch.
Bị tắc nghẽn cả 3 nhánh mạch vành nguy hiểm như thế nào đến chúng ta?
Hiện tượng tắc nghẽn ở cả 3 nhánh mạch vành sẽ làm suy giảm nghiêm trọng lượng máu chính được đưa đến để nuôi cơ tim. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn tới suy tim vì tim không nhận được đầy đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết để hoạt động, gây ra những cơn đau thắt ngực.
Các mảng xơ vữa trong lòng mạch có thể bị vỡ ra, hình thành nên huyết khối và lưu thông trong lòng mạch. Khi chúng di chuyển tới vị trí lòng mạch bị hẹp, sẽ gây tắc mạch máu và ngăn không cho máu lưu thông nuôi dưỡng cơ tim. Hậu quả là người bệnh xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim và cơ tim bị tổn thương vĩnh viễn không thể hồi phục. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc bệnh mạch vành 3 nhánh có thể chạm mức hơn 60% nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Những triệu chứng chính của bệnh mạch vành
Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh mạch vành 3 nhánh là những cơn đau thắt ngực cùng các biểu hiện khá dễ nhận biết như:
- Có cảm giác đè nén ở vùng ngực và tim
- Nóng, rát vùng ngực
- Đau châm chích ở vùng ngực, cổ, hàm và bả vai,…
- Chướng bụng
- Khó thở
- Mệt mỏi, không có sức lực
- Đổ mồ hôi lạnh
- Tim đập nhanh bất thường
- Xuất hiện tình trạng chóng mặt, ngất xỉu
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bít tắc 3 nhánh của mạch vành
- Tuổi tác: Đàn ông >50 tuổi và phụ nữ >55 tuổi thường có nguy cơ cao bị tắc hẹp động mạch vành vì khi tuổi càng cao, tính đàn hồi của thành mạch càng kém. Chúng dễ bị bám các mảng xơ vữa gây tắc, hẹp lòng mạch.
- Tiền sử gia đình: Người thân trong gia đình mắc phải chứng bệnh tương tự.
- Các bệnh lý liên quan: Béo phì, cao huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường đều là những bệnh lý liên quan trực tiếp.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành 3 nhánh
Những phương pháp chẩn đoán lâm sàng bệnh mạch vành 3 nhánh
Cơn đau thắt ngực điển hình là dấu hiệu chính để xác định bệnh, xảy ra khi bệnh nhân có 4 dấu hiệu sau:
- Đau quặn vùng tim, sau xương ức
- Đau ran, chèn ép và tê vùng ngực
- Đau và cảm giác đau tăng lên khi hoạt động gắng sức
- Cảm giác đau hết hẳn khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc ức chế
Những phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng bệnh mạch vành 3 nhánh
- Điện tâm đồ: Phương pháp này có giá trị cao trong chẩn đoán tình trạng thiếu máu cơ tim do tắc nghẽn mạch vành gây ra.
- Siêu âm tim: Phương pháp này giúp đánh giá chính xác được tình trạng thiếu máu của cơ tim và phát hiện kịp thời các bệnh lý về tim mạch khác.
- Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp cho thấy được mật độ tắc hẹp động mạch vành với độ chính xác cực cao mà không xâm lấn, giúp giảm thiểu ảnh hưởng không đánh có đến tim cũng như hệ thống mạch vành.
- Chụp cộng hưởng từ: Là phương pháp thường được sử dụng khi cần chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh van tim,…
Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành 3 nhánh
- Thực hiện các biện pháp can thiệp ngoại khoa giúp tái thông các mạch vành bị tắc nghẽn
- Cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt
- Tăng cường vận động, tránh căng thẳng
- Sử dụng các loại thuốc cải thiện hiệu quả các triệu chứng và điều trị bệnh mạch vành như Bộ ba dược thảo PyLoBo – Loại Bỏ Xơ Vữa Mạch Vành, Khôi Phục Trái Tim Khoẻ Mạnh
Với công dụng tuyệt vời như:
- Hỗ trợ điều hòa nhịp tim và duy trì huyết áp ở mức ổn định nhất
- Tăng cường quá trình lưu thông máu, ngăn chặn đột quỵ
- Loại bỏ mỡ máu và tăng đàn hồi mạch máu
- Cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho tim hoạt động khỏe mạnh và giữ nhịp tim ổn định
- Đánh tan các mảng xơ vữa cứng đầu bám trên thành mạch
Trên đây là toàn bộ bài viết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh mạch vành 3 nhánh. Hi vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này cũng như tất cả các kiến thức mang tính tham khảo. Thăm khám với các chuyên gia tim mạch vẫn là cách phát hiện, điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0962 158 661 để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
- Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM
- Hotline : 0962 158 661
- Email : info@PyLoRa.com
- Website: https://PyLoRa.com
Nguồn: http://www.pylobo.com/
>>> XEM THÊM: Hiểu đúng về bệnh mạch vành xơ vữa? Bệnh mạch vành xơ vữa có nguy hiểm không?
Bài viết liên quan
Thuốc Lá Và Bệnh Tim Mạch Có Mối Quan Hệ Gì?
Chia sẻThuốc lá và bệnh tim mạch tưởng chừng như chẳng có mối quan hệ [...]
Th11
Bệnh Mạch Vành Có Di Truyền Không?
Chia sẻNhiều người vẫn thắc mắc bệnh mạch vành là gì và liệu nó có [...]
Th10
Hiểu Đúng Về Bệnh Mạch Vành Xơ Vữa? Bệnh Mạch Vành Xơ Vữa Có Nguy Hiểm Không?
Chia sẻBệnh mạch vành xơ vữa rất nguy hiểm với mọi đối tượng, độ tuổi [...]
Th6