Cholesterol Là Gì? Phân Loại Cholesterol Và Nguyên Nhân Khiến Cholesterol Tăng Trong Máu

Chia sẻ

Bài viết tổng hợp các thông tin khái niệm Cholesterol là gì, phân loại Cholesterol cũng như những điều liên quan đến Cholesterol tăng trong máu bạn nên biết.

Phân loại Cholesterol và nguyên nhân khiến Cholesterol tăng trong máu phổ biến
Phân loại Cholesterol và nguyên nhân khiến Cholesterol tăng trong máu phổ biến

Bạn thường nghe về Cholesterol nhưng chưa biết đây là chất gì, đóng vai trò như thế nào bên trong cơ thể. Phân loại Cholesterol gồm những loại nào, việc tăng Cholesterol trong máu có ảnh hưởng gì cho sức khỏe bạn hay không, có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ tất cả một cách chi tiết cũng theo dõi bạn nhé!

Giới thiệu Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất béo Lipid màu Vàng nhạt, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hầu hết các hoạt động của con người. Chúng giống như 1 yếu tố thiết yếu không thể thiếu cho quá trình hình thành những màng tế bào, Vitamin D và một số Hoocmon nhất định. Từ đó giúp cơ thể vận động bình thường và khỏe mạnh.

Cholesterol được hình thành từ 2 nguồn chủ yếu bao gồm tự nhiên bên trong cơ thể hoặc từ thực phẩm mà bạn ăn vào. Trong đó, khoảng 75% Cholesterol trong máu được sản xuất ở gan và các cơ quan khác, phần còn lại đến từ thức ăn.

Các loại thực phẩm có chứa Cholesterol đều xuất phát từ nguồn gốc động vật, thịt, sữa, lòng đỏ trứng cũng như phù tạng động vật.

Cholesterol có màu vàng nhạt, không tan trong máu
Cholesterol có màu vàng nhạt, không tan trong máu

Phân loại Cholesterol có những loại nào?

Người ta phân loại Cholesterol thành 2 loại phổ biến bao gồm: LDL cholesterol và HDL- Cholesterol. Cụ thể như sau:

LDL – Cholesterol: Loại Cholesterol xấu

Cholesterol không tan trong nước, chính vì vậy nó không thể tự di chuyển hay lưu thông trong dòng máu được. Lúc này, các hạt LDL đóng vai trò hỗ trợ vận chuyển Cholesterol đi. Nếu hàm lượng LDL này tăng quá nhiều sẽ gây ra các nguy cơ xấu xuất hiện. Chẳng hạn như hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu, nhất là ở tim và phổi dẫn đến xơ vữa động mạch.

Đó là lý do LDL được xem như dạng Cholesterol xấu, hoàn toàn không tốt chút nào cho cơ thể người. Hàm lượng tăng hay giảm của LDL hầu như phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như di truyền gia đình, chế độ ăn uống và các thói quen có hại khác như hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên. Những người có bệnh cao huyết áp, đái tháo đường cũng thường có biểu hiện tăng Cholesterol LDL nhiều.

HDL – Cholesterol: Dạng Cholesterol loại tốt

HDL – Cholesterol chỉ chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng toàn bộ Cholesterol có trong máu. Vai trò Cholesterol này là vận chuyển Cholesterol từ máu đi về gan, đồng thời đưa chúng ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, hạn chế gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Cho nên, HDL – Cholesterol được đánh giá là loại Cholesterol tốt, cần được duy trì. Bạn phải tránh các thói quen như hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên, hạn chế để cơ thể thừa cân, béo phì,… để loại Cholesterol này không bị giảm sút.

Cholesterol TP là gì?

LP Cholesterol là một dạng biến thể của LDL – Cholesterol. Khi hàm lượng của LP Cholesterol, chúng cũng sẽ giống như LDL khiến cơ thể dễ gặp các nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Sau đó, chúng cũng góp phần tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ nguy hiểm.

Cholesterol trong máu bao nhiêu là cao?

Tăng Cholesterol trong máu thường sẽ được chẩn đoán bằng cách làm xét nghiệm máu, gọi là Bilan Lipid. Xét nghiệm này có thể đo được các mức độ Cholesterol toàn phần từ LDL – Cholesterol cho đến HDL – Cholesterol và TP Cholesterol.

Theo trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật, định mức của Cholesterol máu dưới đây được xem là cao, cần chú ý:

  • Lượng Cholesterol toàn phần: Trên 200 mg/dL.
  • Lượng LDL Cholesterol: > 100 mg/dL.
  • Mức độ HDL Cholesterol trong máu: < 40 mg/dL.
  • Và, LP Cholesterol: Chiếm > 150 mg/dL.

Vậy, Cholesterol bao nhiêu là bình thường? Bạn chỉ cần cố gắng đạt các mức độ Cholesterol ở trên tối ưu hơn là được. Chẳng hạn, Cholesterol toàn phần dưới 200 mg/dL, LDL Cholesterol nhỏ hơn 100 mg/dL và HDL Cholesterol trong máu > 40 mg/dL.

Lượng Cholesterol toàn phần trong máu trên 200 mg/dL được gọi là cao
Lượng Cholesterol toàn phần trong máu trên 200 mg/dL được gọi là cao

Những nguyên nhân khiến Cholesterol tăng

Dưới đây là những nguyên nhân khiến lượng Cholesterol thường hay tăng cao, khiến cơ thể bạn gặp nhiều nguy cơ nguy hiểm:

  • Ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh có hàm lượng Cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cao.
  • Ăn nhiều thịt đỏ, gan, nội tạng động vật cũng là nguyên nhân phổ biến.
  • Việc sử dụng nhiều phô mai, sữa, kem, bơ, trứng, thực phẩm nướng, sô cô la,… đều gây nên hiện tượng Cholesterol tăng cao.
  • Tăng Cholesterol cũng có thể là do di truyền giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
  • Các điều kiện thuận lợi cho Cholesterol tăng cao còn là do bệnh đái tháo đường, suy giáp, hút thuốc, ít vận động,…
Cholesterol tăng cao sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể của bạn
Cholesterol tăng cao sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể của bạn

Kết luận

Việc gia tăng nồng độ Cholesterol trong máu hầu như không có triệu chứng rõ rệt, chúng chỉ được phát hiện khi bạn làm các xét nghiệm định kỳ. Chính vì vậy, bạn hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe để hạn chế các nguy cơ bệnh tật nguy hiểm do vấn đề Cholesterol tăng này nhé! Ngoài ra, bạn cũng nên biết cách phân loại Cholesterol để biết đâu là Cholesterol xấu và đâu là tốt để tiếp tục duy trì, ổn định cũng như giảm thiểu hiệu quả hơn.

>>> XEM THÊM: Tầm Soát Xơ Vữa Mạch Máu Sớm Để Tránh Những Hậu Quả Đáng Tiếc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *